90% áp dụng quy trình TEFCAS đã giúp họ thành công

TEFCAS

Quy trình TEFCAS là một công cụ mang tính đột phá của Tony Buzan. Đây là một công cụ tuyệt vời rút ngắn thời gian để thành công. Và thật tiếc vì quá ít người biết đến công cụ bí ẩn này.

Công thức thành công TEFCAS

Bạn đã thất bại nhiều lần trong đời? Bạn có biết rằng thất bại thực sự có thể là một điều rất tốt? Thất bại thực sự là một phần không thể thiếu trong học tập và phát triển.

Lần đầu tiên tôi bắt gặp Công thức thành công TEFCAS từ một trong những cuốn sách lập bản đồ tư duy của Tony Buzan. Khi bạn hiểu công thức TEFCAS, bạn sẽ nhận ra rằng đó thực sự là cách học tự nhiên của chúng ta và trở nên tốt hơn trong bất kỳ lĩnh vực nào mà chúng ta muốn thành thạo. Nhiều điều chúng ta học được trong cuộc sống.

Các bước công thức thành công của quy trình TEFCAS

Quy trình TEFCAS
Quy trình thành công TEFCAS

T – Thử nghiệm. Đây là mọi nỗ lực mà bạn làm một cái gì đó. Đối với một em bé đang học đi bộ. Đây là mỗi lần bé dậy để cố gắng đi.

E – Sự kiện điện tử. Đây là sự kiện em bé tự đi, khi bé bước.

F – Phản hồi. Khi sự kiện đi bộ xảy ra, em bé nhận được phản hồi thông qua cả hai thành công (anh ấy cố gắng đi được vài bước) và / hoặc thất bại (khi em ngã xuống). Việc em bé ngã nhiều lần là điều phổ biến vì điều này mang lại cho anh ấy phản hồi để thử lại.

C – Kiểm tra. Thông tin từ phản hồi sẽ dẫn bé đi kiểm tra. Và có thể thử một cái gì đó khác biệt.

A – Điều chỉnh. Đứa bé sẽ theo bản năng thực hiện những điều chỉnh nhỏ cho cách đi, cho đến khi thực hiện đúng.

S – Thành công. Mỗi khi em bé đứng dậy và thực hiện một nỗ lực khác để đi lại. Trong khi thực hiện những điều chỉnh nhỏ, cuối cùng bé sẽ thành công.

Vậy, TEFCAS là gì?

Đó là một tập hợp gồm các chữ cái viết tắt 

T(Trial): Thử nghiệm

E(Event): Sự kiện

F(Feedback): Phản hồi

C(Check): Kiểm tra

A(Adjust): Chỉnh sửa

S(Success): Thành công.

Khi trẻ nhỏ, Bé thường học cách đi xe đạp. Quá trình đạp đôi khi bé bị ngã, rồi đứng dậy tiếp tục và TRY. Bé tiếp tục nỗ lực mặc dù đi lại ngã tiếp. Bé trầy cả đầu gối, bàn tay và khuỷu tay (đôi khi tồi tệ hơn). Bé vẫn nổ lực đạp bởi vì bé muốn đi xe đạp giống như tất cả những người khác.

TEFCAS
Quy trình TEFCAS như 1 đứa trẻ tập đạp xe vậy

Bé biết điều đó có thể được thực hiện. Bởi vì bé thấy những người khác làm được việc đó. Mỗi lần họ thử có một EVENT. Với mỗi sự kiện có PHẢN HỒI. Bé đi xe đạp một vài cm, có thể bé ngã ra và tự làm tổn thương bản thân. Phản hồi này dẫn họ đến CHECK. Điều chỉnh những gì bé đang làm và TRY một lần nữa với các điều chỉnh. Cuối cùng có THÀNH CÔNG và bé chuyển sang sự kiện TEFCAS tiếp theo.

Xem thêm: Làm thế nào không bị chặn đăng bài trong nhóm facebook

Trước khi muốn thành công, bạn cần phải thử hết lần này đến lần khác, cho đến khi thực hiện đúng. Nếu khi còn nhỏ bạn chấp nhận bỏ cuộc sau thất bại đầu tiên thì bây giờ hẳn bạn vẫn còn đi bằng mông.

Thành công, tất nhiên là kết quả lý tưởng sau những thử nghiệm. Nhưng ta sẽ không thể đạt đến thành công mà không cần đến quá trình học hỏi sau mỗi lần thất bại.

Bạn sẽ hiểu được bản chất của “thất bại”. Để từ đó tìm được phương pháp đúng đắn. Để tiến nhanh hơn đến thành công với QUY TRÌNH TEFCAS. Quy trình bao gồm sau bước cơ bản sau đây:

TRY:  THỬ NGHIỆM

Để có được thành công, ngay từ dầu bạn phải dám làm. Có thể, đó sẽ là những công việc hoàn toàn mới mẻ. Có thể kinh nghiệm bạn sở hữu đang là số 0.

Dù đó là gì, nếu bạn không sẵn sàng thử nghiệm ngay từ bước đầu tiên. Bạn không bao giờ có thể biết được mình có thành công hay không. Việc của bạn là không ngừng nổ lực làm nó.

Hãy tưởng tượng bạn muốn làm ra một trò chơi(Game) nhỏ. Những công việc cần làm trong giai đoạn Trial(Thử nghiệm) là nghiên cứu cách làm. Bạn lập một bản kế hoạch cụ thể những công việc. Sau đó viết một bài giới thiệu/báo cáo về ý tưởng dự án mà bạn muốn thực hiện với mọi người, hoặc cấp trên.

Thử nghiệm như bước đi đầu tiên

Công việc còn lại bao gồm lựa chọn những tài nguyên phù hợp, thăm dò ý kiến người chơi hoặc đồng nghiệp, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và công bố với mọi người mục tiêu cần đạt được về dự án sắp tới. Tất cả những công việc đó đều là những yếu tố cần thiết mà bạn cần xác định trong Sổ tay quản lí nhiệm vụ của mỗi cá nhân.

Dù là đang học hỏi trong lĩnh vực nào, bạn sẽ không thu được điều gì nếu không thử nghiệm. Quá trình học hỏi của bạn được “cộng điểm” tương đương với số lần bạn thử nghiệm. Khi luyện tập tung hứng, đầu tiên bạn phải tung quả banh lên. Khi học khiêu vũ, bạn phải bước thử bước nhảy đầu tiên. Và một khi đã thử, chắc chắn sẽ có: Event.

EVENT: SỰ KIỆN

Một hệ quả tất yếu cho kế hoạch công phu của bạn và công việc theo sau đó là Event(Sự kiện).

Tổ chức Event(Sự kiện) được coi là khâu đáng sợ nhất trong quy trình TEFCAS. Một khi đã đến giai đoạn này, bạn không còn đường quay trở lại nữa. Đây là thời điểm bạn cần thực sự tự tin, quả quyết về dự án đúng đắn của mình.

Việc nghiên cứu và tổ chức Event(Sự kiện) còn để nhắc nhở bản thân bạn thấy rằng dự án này là một ý tưởng tốt. Các khía cạnh khác biệt đưa vào trong công việc sẽ giúp bạn tập trung và tự tin hơn. Hãy tạo thói quen sử dụng Sổ tay quản lí nhiệm vụ trong bất kì những công việc nào đều sẽ đem lại cho bạn cơ hội để luôn luôn ý thức được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong tương lai.

Một khi bạn đã thử nghiệm thì sẽ phải có sự kiện xảy ra. Và sự kiện này sẽ cho bạn: Feedback.

FEEDBACK: PHẢN HỒI

Feedback là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của một sản phẩm. Trong bất cứ giai đoạn nào, cần nắm vững tiến trình công việc để hoạt động tốt hơn.

Hãy liệt kê những điều cần hỏi đối với những người chơi, phản hồi của họ là sẽ là những nội dung mà bạn nên lưu ý và đề cập trong Sổ tay quản lí nhiệm vụ. Những phản hồi này sẽ là nguồn động lực – ý tưởng giúp bạn có thể phát triển dự án một cách tích cực hơn.

Giai đoạn phản hồi

Giai đoạn Feedback còn là thời điểm thuận lợi để mời những người đồng nghiệp, bạn bè khác mà bạn đã có dịp làm quen trong giai đoạn Trial cùng đến xem qua dự án của mình. Do họ biết và nắm được những điểm yếu, điểm mạnh của công việc phát triển dự án trò chơi này, họ có thể sẽ đưa ra những gợi ý đúng đắn.

Đây cũng là thời điểm hợp lí để bạn hỏi họ về những lo lắng nhỏ khác của bản thân. Họ sẽ cảm thấy rất hãnh diện khi bạn đã áp dụng những lời khuyên của họ ở giai đoạn Trial(Thử nghiệm). Vì vậy hãy trân trọng những lời khuyên mà bạn nhận được khi nói với họ về điều đó. Tất cả mọi người, dù ở vị trí nào trong công việc, cũng đều rất sung sướng khi nhận được những lời cám ơn và trả lời tích cực.

Dù muốn hay không, vũ trụ cũng sẽ gửi lại cho bạn những thông tin phản hồi về cuộc thử nghiệm và sự kiện xảy ra, thông qua các giác quan của bạn. Chính vì lẽ này mà việc có được một trí tuệ minh mẫn và một thể xác mạnh khỏe là rất quan trọng – vì như thế, các giác quan của bạn mới có thể giúp bạn thu thập thật nhiều những thông tin thuần túy.

Bạn cũng có thể nhận được những phản hồi thông qua phản ứng của một người ngồi gần nếu quả banh rơi vào tách cà phê của họ. Và với những phản hồi này, bộ não của bạn sẽ phải: Check.

CHECK: KIỂM TRA

Trong ngành công nghiệp phát triển trò chơi cần phải trải qua một quá trình điều chỉnh. Nếu không phải là những thay đổi lớn. Kiểm tra trong quy trình thành công bao gồm việc bạn phải bảo đảm công việc đang tiến triển đúng hướng theo mục tiêu ban đầu. Và cả những chi tiết nhỏ trong mô hình lý thuyết của kế hoạch phát triển dự án cũng mang tính khả thi rất cao.

Đây sẽ là một quá trình không ngừng nghỉ trong việc phát triển dự án của bạn. Chẳng hạn, lấy ví dụ về một sản phẩm trò chơi(Game): Gameplay có đủ sức thu hút người chơi hay không? Người chơi có muốn những hiệu ứng âm thanh nổi bật, dung lượng nhẹ nhàng vừa phải…Từ đó, bạn trang bị cho sản phẩm những tiêu chí đáp ứng đòi hỏi không quá khắt khe của người chơi.

Mẫu content hay

Tránh rơi vào cái bẫy của sự tự tin rằng mình hiểu rõ người chơi – mục tiêu cuối cùng cần hướng đến. Nếu bạn còn nghi ngờ vì người chơi đã chọn một trò chơi nào đó thay vì của bạn, hãy trực tiếp hỏi họ. Họ sẽ cảm thấy sung sướng khi bản thân được góp phần vào công việc phát triển dự án của bạn. Quan trọng nhất, họ sẵn sàng quay trở lại. Họ được ủng hộ và đồng hành với bạn để nhận được sự quan tâm đó.

Bước kiểm tra này diễn ra, vừa mang tính ý thức lại vừa mang tính bản năng. Bước này sẽ kết thúc tùy thuộc vào mục tiêu của bạn. Trở lại với ví dụ chuyện tung hứng: bộ não của bạn lúc này sẽ kiểm tra xem lực tung banh như thế nào, có phù hợp không; tư thế và cách đứng của bạn…. Sau khi thực hiện xong bước này, não bạn sẽ kiểm tra. Phân tích lý do tại sao nó hoạt động, tại sao nó hoạt động, tại sao nó không hoạt động, vv… Phân tích hợp lý xem nó có đáng tin cậy không. Và đi tiếp: Adjust.

ADJUST: ĐIỀU CHỈNH

Một khi bạn đã hiểu rằng trong bất kì công việc nào. Đặc biệt là ngành công nghiệp phát triển trò chơi luôn phải trải qua những giai đoạn điều chỉnh. Bạn đã có một nhận thức đúng đắn. Và khi bạn ra những quyết định điều chỉnh. Đừng quên cập nhật nó vào Sổ tay quản lí nhiệm vụ. Nhằm phản ánh đúng tiến độ phát triển dự án của bản thân.

Bạn sẽ tiến hành so sánh phần “trình diễn” của mình với mục tiêu. Từ đó rút ra những kinh nghiệm thích hợp và cần thiết cho lần thử nghiệm tiếp theo. Trong khi cân nhắc những yếu tố nào cần điều chỉnh, bạn cũng nên xem xét lại mục tiêu của mình một lần nữa. Dù đang học môn gì, chính những điều bạn đang hướng mọi nỗ lực đến mới là: Success.

SUCCESS: THÀNH CÔNG

Bộ não của bạn luôn hướng đến thành công. Và thành công chính là ánh sáng chân lí ở phía cuối đường hầm của sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Ý nghĩ về sự thành công luôn là động lực và nguồn cảm hứng cho bạn. Và một khi bận đã quyết tâm, chắc chắn bạn sẽ đến đích.

Khi bạn đã thành công, rất có thể bạn sẽ nghĩ đó là một thời điểm an lành để thư giãn, để nghĩ ngơi, và để thỏa mãn với những thành quả đã đạt được…Nếu thế, bạn đã sai lầm!

Những nhà phát triển game lớn nhất thế giới luôn là những người đi từ thành công này đến thành công khác. Một khi họ đã nắm được bản chất công việc, họ sẽ tìm cách đa dạng hóa các tính năng. Và áp dụng quy trình thành công TEFCAS liên tục – với tất cả những dự án mà họ đã và đang thục hiện từng ngày.

Xem thêm: Cách chọn tên miền chuẩn seo

Dù làm gì chăng nữa, bộ não của bạn vẫn hướng đến sự thành công trong mọi lĩnh vực nào đó. Từ những công việc đơn giản như tự pha trà, đến những mục tiêu phức tạp hơn, lớn lao hơn trong cuộc sống. Thành công là nguồn cảm hứng chính. Ngay từ đầu, quy trình TEFCAS đã không có chỗ cho những sai sót.

Tuy nhiên, vẫn có một nguy cơ nghiêm trọng. Nguy cơ này nằm ở bản chất mục tiêu của bạn. Nếu tôi có một mục tiêu tiêu cực, chẳng hạn như tấn công hay làm hại bạn. Tôi tất nhiên vẫn muốn thành công. Trong trường hợp này, quan điểm méo mó về sự thành công của tôi sẽ dẫn đến tình huống sự phản hồi không có lợi cho tôi.

Tóm lại, bất kể khi nào bạn lên kế hoạch cho công việc phát triển dự án, hãy sử dụng Sổ tay quản lí nhiệm vụ và tham khảo quy trình thành công TEFCAS để kiểm soát kết quả của những gì bạn đã đưa vào thực hành. Điều này sẽ giúp bạn xác định bất kì khía cạnh nào trong dự án còn cần phải được chú ý thêm, và sẽ tạo cho bạn nhiều cơ hội để đạt được thành công lâu dài.

Nguồn Tony Buzan

Nhắn tin
0905.366.816